• ĐẤT ĐẦU TƯ

    Đất sào Tân Hưng Center, Đồng Xoài diện tích đa dạng từ 1000m2 trở lên. Giá dao động từ 550 triệu đến 750 triệu

  • KHU VỰC TIỀM NĂNG NHẤT KHU VỰC

    Mặt tiền đường nhựa quy hoạch 29m. Cách trung tâm tp.Đồng Xoài 5 phút đi xe.

  • ĐẤT ĐẦU TƯ SINH LỜI CAO

    Đặc biệt đất nằm bên cạnh các xưởng, các công ty đang hoạt động rất nhiều công nhân. Dân cư, công nhân đông đúc.

  • ĐẤT TÂN HƯNG, ĐỒNG PHÚ

    Cơ hội không nhiều vì thế anh chị e mình nắm bắt cơ hội ạ. A/c thiện chí liên hệ 0933.023.022 để xem đất chốt cọc nhé.

  • ĐẤT NỀN TÂN HƯNG, ĐỒNG PHÚ

    SẢN PHẨM ĐẤT SÀO HÀNG VIP.GIÁ FO CHƯA QUA ĐẦU TƯ.GIÁ CHỈ 500 K 1M2. Kề khu công nghiệp bắc Đồng Phú, trung tâm hành chánh ,trường học và nhiều tiện ích khác.

Cao tốc TPHCM - Mộc Bài có 570 hộ dân bị giải tỏa, xây dựng hoàn thành trong 3 năm

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022 0 nhận xét

 Cao tốc TPHCM - Mộc Bài có 570 hộ dân bị giải tỏa, xây dựng hoàn thành trong 3 năm

Thời gian thu phí hơn 18 năm
UBND TP.HCM có văn bản khẩn số 3062/UBND-DA gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư về thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài.
Theo báo cáo, cao tốc TP HCM - Mộc Bài dài 50km, bắt đầu tại giao lộ Tỉnh lộ 15 - Vành đai 3 (huyện Củ Chi, TPHCM) và kết thúc tại Quốc lộ 22 (huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh). Trong đó, đoạn qua TPHCM dài gần 24 km, còn lại thuộc địa phận Tây Ninh. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng toàn tuyến 4 làn xe, sau đó sẽ mở rộng lên 6-8 làn khi hoàn thiện theo quy hoạch, tốc độ 120km/g.
Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 16.729 tỷ đồng, trong đó 7.433 tỷ đồng (44% tổng vốn) bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư và 9.296 tỷ đồng xây dựng cao tốc. Có hơn 570 hộ dân bị ảnh hưởng trong dự án cần giải phóng mặt bằng khoảng 435ha.
Lãnh đạo TPHCM đánh giá, dự án khi hoàn thành sẽ liên kết, nối tiếp cao tốc Gò Dầu - Xa Mát trong tương lai. Kết nối các khu đô thị Tây Bắc, Trảng Bảng, Gò Dầu - Hòa Thành với khu du lịch Núi Bà Đen và cụm cửa khẩu quốc tế - khu công nghiệp Mộc Bài. Tăng cường giao thông trong khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả với các nước ASEAN.
Cao tốc này này cũng sẽ giúp phát triển các dự án từ quỹ đất hai bên tuyến và vùng phụ cận, tạo nguồn lực phát triển cho 2 địa phương. Do vậy, đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài trong thời điểm này là cần thiết và cấp bách.
TPHCM dự kiến các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hoàn thành vào quý 3/2023; chọn nhà đầu tư ký kết hợp đồng vào quý 2/2024; Giải phóng mặt bằng từ quý 4/2023 đến quý 3/2025. Thời gian đầu tư xây dựng từ năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027. Thời gian thu phí dự kiến 18 năm 1 tháng.
Đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT
Dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài sẽ được thực hiện theo phương thức phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Trong đó, vốn nhà nước của TPHCM và Tây Ninh sẽ chi 7.433 tỷ đồng (44% tổng vốn) để bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư tại 2 địa phương. Số vốn còn lại là 9.296 tỷ đồng thì nhà đầu tư sẽ huy động.
Khi thực hiện, tuyến cao tốc sẽ được chia làm 3 dự án thành phần: Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc bài theo hình thức PPP, hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư 9.296 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 bồi thường, hỗ trợ tái định cư qua khu vực TP.HCM với 5.901 tỷ đồng; Dự án thành phần 3 bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 1.532 tỷ đồng.
UBND TPHCM nhận định, trường hợp áp dụng hình thức đầu tư công sẽ khó có thể cân đối đủ nguồn lực nhà nước, gây áp lực về gia tăng trần nợ công, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn lực Nà nước cần tập trung cho các ngành, lĩnh vực và nhiệm vụ quan trọng cấp bách khác.
Đầu tư dự án theo phương thức PPP, hợp đồng BOT là phù hợp nhất trong các phương thức đầu tư vì sẽ giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước, huy động được tối đa các nguồn vốn ngoài nhà nước để xây dựng phát triển hạ tầng giao thông, đẩy nhanh tiến độ dự án, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Với phương thức đầu tư này, cả Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội sẽ đạt được mục tiêu hài hòa và lợi ích kinh tế. Trong đó, nhà nước không phải cân đối nguồn vốn rất lớn để đầu tư nhưng vẫn đạt được chiến lược, mục tiêu trong thời gian ngắn hoàn chỉnh hạ tầng giao thông. Từ đó, ngân sách có thể được ưu tiên đầu tư các lĩnh vực cần thiết khác.
Lợi ích tiếp theo của phương thức PPP, hợp đồng BOT tại dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài là có sự tham gia một phần từ ngân sách nhà nước (7.433 tỷ đồng - 44% tổng vốn dự án) sẽ giảm gánh nặng từ nguồn vốn ngân sách trong điều kiện còn khó khăn và tranh thủ được nguồn lực tài chính từ nhà đầu tư.
Do vậy, TPHCM nhận thấy, trong bối cảnh hiện nay, không thể trông chờ nguồn lực đầu tư công bằng ngân sách Nhà nước mà cần huy động các nguồn lực xã hội tham gia theo phương thức PPP.
Bên cạnh đó, dự án này đầư tư tuyến mới nên có sự lựa chọn cho người sử dụng dịch vụ, thu phí kín theo chiều dài sử dụng dịch vụ nên đảm bảo tính công bằng cho người tham gia giao thông.


Đất Bến Cầu 400tr/200m2, thổ 150m2, mặt tiền đường nhựa, ảnh sổ dưới hình

0 nhận xét

 Đất Bến Cầu 400tr/200m2, thổ 150m2, mặt tiền đường nhựa, ảnh sổ dưới hình

- Bán kính 300 mét có chợ, trường học tất cả các cấp, UBND, cơ quan quân sự
- Khu dân cư đông đúc, đường hiện hữu, cách trục chính đường lớn chỉ 100 mét.
- Đất đẹp, pháp lý rõ ràng cách trung tâm Bến Cầu chỉ 500m.
Thích hợp đầu tư, tích lũy, khu vực giá tăng nhanh của huyện

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở ĐÔ THỊ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH (2020-2024)

0 nhận xét

 

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở ĐÔ THỊ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH (2020-2024)
Căn cứ vào Quyết định số 35/2020/QĐ-UBND ngày 01/09/2020 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2024. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 09 năm 2020.
Inbox cho Đất nền Tây Ninh để cập nhật giá khu vực Bến Cầu, Châu Thành...!!!
3








Sun Group và hành trình trở thành 'Tập đoàn du lịch hàng đầu Châu Á

0 nhận xét

 Sun Group và hành trình trở thành 'Tập đoàn du lịch hàng đầu Châu Á

Trong hành trình "Làm đẹp những vùng đất", với hàng trăm công trình đẳng cấp, chất lượng, khác biệt trải dọc đất nước mà Sun Group đang thực hiện, hệ thống công viên giải trí Sun World đã góp phần không nhỏ trong công cuộc nâng tầm vị thế du lịch Việt Nam, đặc biệt là ngành công nghiệp vui chơi giải trí.
Nổi bật nhất trong số các Sun World của Sun Group có lẽ phải kể đến Sun World Ba Na Hills, Đà Nẵng. Một thập niên về trước, nhiều người Việt đã nằm lòng câu slogan "Bà Nà Hills - Đường lên tiên cảnh". Vùng núi Chúa ngủ quên suốt nhiều thập kỷ đã được đánh thức với tuyến cáp treo một dây đạt hai kỷ lục thế giới do Tổ chức Guinness trao tặng, với Làng Pháp với những lâu đài cổ kính, Fantasy Park - Công viên giải trí trong nhà lớn nhất Việt Nam…
Năm 2018, sự ra đời của Cầu Vàng tại Bà Nà Hills đã tạo nên một "cơn sốt" du lịch Đà Nẵng trên thế giới. Theo thống kê giai đoạn tháng 7-2018, cứ ba khách quốc tế đặt tour Đà Nẵng thì có hai người chọn điểm đến Cầu Vàng.
Sun World Ba Na Hills sau đó liên tiếp đạt những giải thưởng danh giá của giải thưởng du lịch thế giới WTA như "Khu du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới 2021", "Công viên chủ đề hàng đầu châu Á 2021" hay Cầu Vàng - "Cây cầu du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới 2021". Trong vòng một thập kỷ từ 2009 đến 2019, sự bứt tốc của du lịch Đà Nẵng khiến nhiều địa phương ao ước, khi lượng khách du lịch tăng gấp năm lần, đạt 8,7 triệu lượt năm 2019.
Sau Đà Nẵng, Sun Group đã mang Sun World Fansipan Legend đến Sa Pa, Lào Cai. Khu du lịch với tuyến cáp treo hai kỷ lục thế giới nối Sa Pa lên tới đỉnh Fansipan, quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh, hai tuyến tàu hỏa leo núi hiện đại và những show diễn nghệ thuật công phu mang sắc màu Tây Bắc đã không chỉ góp phần đưa Sa Pa trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu Việt Nam, mà còn nâng tầm thương hiệu du lịch của vùng đất, với loạt giải thưởng WTA như "Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới" ba năm liên tiếp, "Điểm du lịch có phong cảnh thiên nhiên hàng đầu thế giới" hai năm liên tiếp…
Cùng với cao tốc Hà Nội - Lào Cai, sự góp mặt của Sun World Fansipan Legend từ năm 2016 đã giúp du lịch Sa Pa, Lào Cai bứt tốc. Sau bốn năm, lượng khách tới Lào Cai tăng 144%. Cuối năm 2019, doanh thu từ du lịch của tỉnh là 19.200 tỉ đồng, gấp bốn lần so với năm 2016.
Khẳng định vai trò của Sun World Fansipan Legend với du lịch Lào Cai trong dịp kỷ niệm năm năm thành lập của KDL này, ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - cho biết: "Sự xuất hiện của KDL Sun World Fansipan Legend và tập đoàn Sun Group không chỉ góp phần đem đến sự tăng trưởng bứt phá ngoạn mục cho ngành du lịch địa phương, mà còn trở thành tiền đề cho hành trình thay đổi diện mạo du lịch Sa Pa".
Tương tự Đà Nẵng hay Sa Pa, KDL Sun World Ha Long ra đời năm 2016 cũng tạo nên tác động tích cực với du lịch Quảng Ninh. Trước đó, thành phố di sản Hạ Long không có nhiều trải nghiệm vui chơi ngoài tắm biển, ăn hải sản… Giờ đây, tới Hạ Long, ít nhất phải có hai ngày chơi công viên Sun World Ha Long mới đã.
Tới Tây Ninh, Sun Group đã mang tới cho Núi Bà Đen một Sun World Ba Den Mountain ngày càng hấp dẫn. Sự ra đời của hai tuyến cáp treo đạt nhiều kỷ lục, cụm công trình tượng Phật Bà Tây Bổ Sơn được tổ chức kỷ lục Châu Á công nhận "Tượng Phật bà bằng đồng cao nhất Châu Á" và những thay đổi tích cực trong cảnh quan trên khu vực đỉnh đã đưa Núi Bà Đen dần trở thành điểm đến hút khách bậc nhất khu vực miền Nam. Thời điểm Tết Nguyên Đán 2022, việc Tây Ninh đứng đầu cả nước về số lượt khách, trong đó 90% lượng khách tới Sun World Ba Den Mountain, đã đủ minh chứng cho sức hút và những thành quả mà KDL của Sun Group đem tới cho du lịch tỉnh này.
Tại "đảo ngọc" Phú Quốc, Sun World Phú Quốc là một trong những công viên giải trí hút khách bậc nhất, với tuyến cáp treo ba dây vượt biển dài nhất thế giới, hay công viên nước Aquatopia với hơn 20 làn trượt kỳ thú. Mới đây phân khu chủ đề Làng Exotica đã kịp gây sốt, khi trình làng "Mộc xà thịnh nộ", tàu lượn bằng gỗ đầu tiên tại Việt Nam và đài quan sát "Mắt đại bàng" đưa du khách ngắm toàn cảnh đảo Hòn Thơm. Dịp hè vừa qua, tổ hợp vui chơi giải trí này cũng đã đóng góp cho Phú Quốc hàng trăm ngàn lượt khách.
Chia sẻ về Sun Group, ông Graham Cooke - Chủ tịch kiêm nhà sáng lập tổ chức WTA - cho biết tập đoàn đã tiên phong chủ động trong lĩnh vực phát triển du lịch toàn diện với công viên giải trí, khu nghỉ dưỡng hạng sang, điểm đến du lịch chăm sóc sức khỏe, sân bay, cảng tàu riêng, chuỗi khách sạn 5 sao đẳng cấp, hãng hàng không của riêng mình. "Đây chính là lý do mà Sun Group đã chinh phục du lịch thế giới", ông nói.


Tây Ninh đang kêu gọi đầu tư vào những dự án du lịch hàng ngàn hecta

0 nhận xét

 Tây Ninh đang kêu gọi đầu tư vào những dự án du lịch hàng ngàn hecta

Ông Võ Đức Trong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, cho biết hiện địa phương này đang quy hoạch dự án du lịch quan trọng là Khu Du lịch quốc gia núi Bà Đen, với quy mô lập quy hoạch là 2.903,79 ha. Theo quy hoạch, việc đầu tư xây dựng Khu Du lịch quốc gia núi Bà Đen được thực hiện theo 2 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1, đến năm 2025 sẽ tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ du lịch tại các khu chức năng có không gian đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch, tạo động lực phát triển đồng bộ toàn khu du lịch. Giai đoạn 2, từ sau năm 2025 đến năm 2035 sẽ đầu tư xây dựng hoàn thiện, đưa vào sử dụng các khu chức năng và quản lý phát triển theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh đang đẩy mạnh phát triển khu du lịch lịch sử về nguồn ở Trung ương Cục miền Nam (tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) có diện tích khoảng 1.765 ha và hướng tới khu quy hoạch đa mục tiêu, trong đó có phát triển du lịch hồ Dầu Tiếng, cụ thể là dự án bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp với du lịch sinh thái tại đảo Nhím được nhà đầu tư đề xuất thực hiện trên diện tích trên 400 ha.
Nhiều lợi thế và ưu đãi
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Võ Đức Trong, một trong những yếu tố không thể thiếu để mời gọi nhà đầu tư là phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Hiện nay tỉnh đang ráo riết thực hiện, đó là đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các dự án kết nối Tây Ninh với các tỉnh giáp ranh và các dự án trọng điểm như cao tốc TP HCM – Mộc Bài, đường kết nối từ ĐT.784 (Tây Ninh) đến ĐT.744 (Bình Dương)… Đặc biệt, thực hiện đầu tư các dự án giao thông theo quy hoạch và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, chú trọng các tuyến đường kết nối các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, các trục giao thông chính của TP Tây Ninh.
Bên cạnh đó, Tây Ninh đang nghiên cứu đưa vào khai thác các tuyến vận tải khách cố định, xe buýt kết nối đến các khu du lịch, điểm du lịch. Đáng chú ý nhất là phối hợp Sở Giao thông Vận tải TP HCM nghiên cứu phương án mở tuyến xe buýt chất lượng cao từ Tây Ninh đi các quận nội thành TP HCM. “Quan trọng nhất, Tây Ninh luôn có chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển du lịch” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh.


TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC CẤP MỚI SỔ ĐỎ KHI SANG TÊN

0 nhận xét

 Thông thường, khi chuyển nhượng, tặng cho hay thừa kế quyền sử dụng đất, rất nhiều người mong muốn được cấp sổ đỏ mới.

Sang tên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thực chất là thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, trong đó chuyển nhượng (mua bán) là trường hợp phổ biến nhất.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, một số trường hợp khi sang tên sổ đỏ có thể được cấp sổ mới bao gồm:

1. Các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà trên trang 4 của giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi.

Đây là trường hợp thường xảy ra khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhiều lần (sang tên sổ đỏ nhiều lần) nhưng những lần trước đó không cấp mới dẫn đến việc trang 4 của giấy chứng nhận hết dòng trống để để xác nhận. Trong trường hợp này dù người dân không có nhu cầu thì vẫn được cấp giấy chứng nhận mới.

 

2. Trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp mới giấy chứng nhận.

Theo đó, trong hồ sơ đăng ký biến động phải có đơn theo Mẫu số 09/ĐK; trong mẫu đơn này khi điền thông tin sẽ có 2 lựa chọn: Có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mới và không có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mới. Nếu người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, người thừa kế muốn được cấp giấy chứng nhận mới thì đánh dấu tích vào ô có nhu cầu.



Hồ sơ, thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp Sổ đỏ

0 nhận xét

 

Thế chấp Sỏ đỏ là hình thức người dùng quyền sử dụng đất của mình để làm tài sản thế chấp. Khi thực hiện quyền này các bên phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Dưới đây, là hồ sơ và thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp Sổ đỏ.

  1. Hợp đồng thế chấp Sổ đỏ.

Hợp đồng thế chấp Sổ đỏ ( hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, nội dung này được quy định rõ tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”.

2. Hồ sơ công chứng thực hiện thế chấp sổ đỏ.

Căn cứ Điều 40,41 Luật công chứng 2014, hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng (Khi tới Văn phòng cống chứng sẽ thực hiện theo mẫu)

– Bản sao Giấy tùy thân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân.

– Bản sao giấy chứng nhận ( Sổ đỏ, Sổ hồng)

– Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung, tài sản riêng.

– Dự thảo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (nếu có).

– Văn bản ủy quyền nếu được người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở ủy quyền thực hiện.

3. Trình tự, thủ tục công chứng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại Phòng/ Văn phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất thế chấp.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

– Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì tiếp nhận và chuyển sang bước sau.

– Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ, không hợp lệ thì công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung).

– Nếu hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết thì công chứng viên từ chối tiếp nhận hồ sơ và giải thích lý do.

Bước 3: Soạn thảo và ký hợp đồng

* Soạn thảo hợp đồng

– Trường hợp hợp đồng công chứng đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn thì công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa đổi. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa đổi thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Nếu người yêu cầu công chứng không chuẩn bị dự thảo hợp đồng và có đề nghị công chứng viên soạn thảo thì công chứng viên soạn thảo theo thỏa thuận của các bên.

* Soát thông tin và ký

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung.

– Khi người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo hợp đồng, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng.

Bước 4: Ký chứng nhận

Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 5: Trả kết quả

Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.

4. Phí công chứng

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng hợp đồng thế chấp tài sản được tính trên giá trị tài sản, nếu trong hợp đồng thế chấp tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay, cụ thể:

– Giá trị tài sản dưới 50 triệu đồng thì mức thu 50.000 đồng

– Giá trị tài sản từ 50-100 triệu đồng thì mức thu 100.000 đồng

– Giá trị tài sản từ 100 triệu đồng – 1 tỷ thì mức thu 0.1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

– Từ 1-3 tỷ đồng thì mức thu là 1 triệu + 0.06% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch, giao dịch vượt quá 1 tỷ

– Từ 3 – 5 tỷ đồng thì mức thu là 2,2 triệu + 0.05% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch, giao dịch vượt quá 3 tỷ

– Từ 5-10 tỷ đồng thì mức thu là 3,2 triệu + 0.04% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch, giao dịch vượt quá 5 tỷ

– Từ 10-100 tỷ đồng thì mức thu là 5,2 triệu + 0.03% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch, giao dịch vượt quá 10 tỷ

– Trên 100 tỷ đồng thì mức thu là 32,2 triệu + 0.02% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch, giao dịch vượt quá 100 tỷ.