Theo báo Tây Ninh, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ đẩy mạnh huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị. Tây Ninh cũng chủ trương tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng, dẫn dắt phát triển kinh tế – xã hội; phát triển trục hành lang đô thị, công nghiệp dọc tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài.
Tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) dài khoảng 53,5km có tổng vốn đầu tư 10.688 tỉ đồng (giai đoạn 1). Theo đó, tuyến cao tốc này bắt đầu từ đường Vành đai 3 thuộc huyện Hóc Môn (TP.HCM) kết nối vào QL22 tại Km 53+850 (trước Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh). Quy mô 6-8 làn xe, lộ giới quy hoạch 140m, kết nối từ Khu đô thị Mộc Bài với các đường vành đai 4, vành đai 3 của TP HCM để tạo thành một mạng lưới liên hoàn giữa các tuyến giao thông đối ngoại và trở thành cửa ngõ ra vào TP HCM. Rút ngắn hành trình từ Sài Gòn đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông – Tây, các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực ASEAN (Bangkok – Phnom Penh – TP HCM)…
Bên cạnh đó, Tây Ninh nằm trên cửa ngõ đường bộ rất quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sang Campuchia và khu vực ASEAN với tuyến đường Xuyên Á. Nó giúp việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa từ các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ và từ các huyện Củ Chi, Hóc Môn, TP. HCM tới Tây Ninh và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài được thuận lợi hơn. Từ đó, là cầu nối giao thương giữa các nước trong khu vực ASEAN.
Điểm thuận lợi của tỉnh có địa hình, địa chất thuận lợi để phát triển hạ tầng giao thông đường bộ (chi phí đầu tư thấp). Bên cạnh đó, giao thông đường thuỷ nội địa của tỉnh cũng tương đối thuận lợi với 2 tuyến sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Ðông kết nối trực tiếp với thành phố Hồ Chí Minh đến các cảng Sài Gòn, cảng Hiệp Phước và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, sông Vàm Cỏ Ðông chạy dọc tỉnh từ Bắc xuống Nam và có thể khai thác vận tải với phương tiện sà lan khoảng 2.000 tấn.
Điểm thuận lợi tiếp theo, đó chính là đường biên giới dài 240km, tiếp giáp ba tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia, trong đó có hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát, ba cửa khẩu chính và 10 cửa khẩu phụ; nằm trên tuyến đường Xuyên Á, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các tuyến du lịch, đưa đón khách du lịch từ Việt Nam sang Campuchia và các nước lân cận.
Nhận thấy tiềm năng tăng giá bất động sản và sự khan hiếm nguồn cung của thị trường Tây Ninh, các ông lớn bất động sản đang dần đổ bộ vào tỉnh này, mang đến một bức tranh sinh động về giá bán lẫn phân khúc sản phẩm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét